[Giải Đáp] Nợ Xấu Có Vay Thế Chấp Được Không?

0

Nếu bị nợ xấu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tài chính cá nhân, mà còn làm đi khả năng để tiếp cận với những khoản vay vốn tại các ngân hàng/công ty tài chính. Vậy bạn đang gặp khó khăn và đang cần gấp một khoản vay thế chấp. Nhưng lại không may bị vướng vào vào nợ xấu, dường như lúc này bạn đang rất lo lắng rằng “Nợ xấu có vay thế chấp được không?”.

Hiểu được nỗi băn khoăn đó, qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về nợ xấu trong khoản vay thế chấp. Cũng như những đơn vị cho vay thế chấp có nợ xấu uy tín nhất.

Thế nào là nợ xấu?

Nợ xấu là thuật ngữ được dùng để chỉ những khoản nợ mà người vay không có khả năng hoặc ý định trả lại cho người cho vay. Nợ xấu có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân, như kinh tế suy thoái, lãi suất cao, rủi ro thị trường, hoặc sự thiếu trung thực của người vay. 

Nợ xấu có vay thế chấp được không là thắc mắc của rất nhiều người
Nợ xấu có vay thế chấp được không là thắc mắc của rất nhiều người

Nợ xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tài chính, khiến chúng mất đi nguồn lực và uy tín. Ngoài ra, nợ xấu còn làm giảm khả năng tín dụng của nền kinh tế và làm tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước. 

Do đó, việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và các cơ quan quản lý.

Nợ xấu có vay thế chấp được không?

Câu trả lời là có thể, nhưng sẽ phụ thuộc vào mức độ nợ xấu và chính sách của từng ngân hàng/tổ chức tài chính. Một số ngân hàng/tổ chức tài chính có thể cho vay thế chấp cho những người bị nợ xấu nhóm 2 hoặc nhóm 3. 

Miễn là bạn có thể chứng minh được khả năng trả nợ và tài sản thế chấp có giá trị cao. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu lãi suất cao hơn và hạn mức vay thấp hơn so với bình thường.

Nợ xấu vẫn có thể vay thế chấp nếu thuộc nhóm 1 và nhóm 2
Nợ xấu vẫn có thể vay thế chấp nếu thuộc nhóm 1 và nhóm 2

Nếu bạn muốn vay thế chấp khi bị nợ xấu, bạn cần tìm hiểu kỹ các điều kiện và thủ tục vay của ngân hàng mà bạn định vay. Bạn cũng cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, như sổ đỏ, giấy tờ xe, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu… 

Bạn cũng nên thanh toán các khoản nợ xấu hiện tại để cải thiện lịch sử tín dụng của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ vay nợ xấu để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.

Những nhóm nợ xấu được vay thế chấp là nhóm nào?

Nợ xấu được chia thành 5 nhóm, từ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) đến nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Những nhóm nợ xấu được vay thế chấp thường sẽ là nhóm 1 và nhóm 2, cụ thể là:

  • Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn – Standard): Đây là các khoản nợ không gặp vấn đề về khả năng trả nợ, người vay đang thanh toán đúng hạn.
  • Nợ nhóm 2 ( Nợ cần chú ý – Under Special Mention): Đây là các khoản nợ mà người vay bắt đầu có vấn đề với việc thanh toán, nhưng chưa đủ nghiêm trọng để được xem là nợ xấu. Nợ này cần được đặc biệt quan tâm.
  • Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn – Substandard): Khoản nợ này bắt đầu có dấu hiệu vấn đề về khả năng trả nợ, thường là đang bị trễ hạn từ 90-180 ngày.
  • Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ – Doubtful): Nợ này đã trễ hạn thanh toán từ 180 ngày đến 270 ngày. Khả năng thu hồi nợ này là không chắc chắn.
  • Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn – Loss): Đây là các khoản nợ đã trễ hạn trên 270 ngày. Khả năng thu hồi nợ này là rất thấp hoặc không thể thu hồi.

=> Các nhóm nợ xấu từ nhóm 3 trở đi sẽ không được xét duyệt khoản vay thế chấp. Đây là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên. Hoặc được gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, hoặc được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi. 

Người thân trong hộ khẩu có nợ xấu thì được hỗ trợ vay thế chấp không?

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, người thân trong hộ khẩu bao gồm: Cha, mẹ, vợ/chồng, con cái và anh chị em ruột. Nếu người thân trong hộ khẩu có nợ xấu, tức là đã quá hạn thanh toán nợ trên 90 ngày hoặc có khả năng mất vốn. 

Sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay thế chấp của người vay. Do đó, ngân hàng thường sẽ từ chối cấp vay hoặc giảm mức vay cho người vay. Tuy nhiên, một số ngân hàng/tổ chức tài chính có thể linh hoạt hơn và xem xét từng trường hợp cụ thể. 

Nếu người thân trong hộ khẩu chỉ có nợ xấu nhóm 1 hoặc 2 (nợ đủ tiêu chuẩn hoặc nợ cần chú ý) và người vay có thu nhập ổn định, tài sản thế chấp có giá trị cao và không bị tranh chấp. Lúc này, ngân hàng/ tổ chức tài chính có thể ấp vay cho người vay. 

Điều kiện vay thế chấp với khách hàng có nợ xấu

Với khách hàng có nợ xấu, tức là đã từng vi phạm hợp đồng vay với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác, việc vay thế chấp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Một số điều kiện vay thế chấp với khách hàng có nợ xấu là:

Khi bị nợ xấu bạn sẽ phải chịu những điều kiện khắt khe khi đăng ký vay vốn
Khi bị nợ xấu bạn sẽ phải chịu những điều kiện khắt khe khi đăng ký vay vốn
  • Phải có tài sản có giá trị cao để thế chấp, và tài sản đó phải có giấy tờ hợp lệ, rõ ràng.
  • Phải có thu nhập ổn định và có thể chứng minh được khả năng trả nợ.
  • Phải có lý do chính đáng để vay tiền, và có kế hoạch sử dụng tiền vay hiệu quả.
  • Phải có sự bảo lãnh của người thân hoặc bạn bè có uy tín và tín dụng tốt.
  • Phải chấp nhận lãi suất cao hơn so với khách hàng bình thường, và thời gian vay ngắn hạn hơn.

Những thủ tục, giấy tờ cần cung cấp để vay thế chấp với những khách hàng có nợ xấu

Nếu bạn có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn vay vốn ngân hàng/tổ chức tài chính. Thế nhưng, không phải cách cửa vay thế chấp đã hoàn toàn khép lại. Cần chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ sau đây để tăng khả năng được duyệt vay:

  • Đơn đề nghị vay vốn thế chấp theo mẫu của ngân hàng.
  • CMND/CCCD còn hiệu lực .
  • Hộ khẩu và giấy xác nhận tạm trú hoặc thường trú .
  • Giấy chứng nhận kết hôn hoặc độc thân (nếu có).
  • Giấy tờ liên quan để chứng minh quyền sở hữu tài sản thế chấp như sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, bất động sản… Tài sản thế chấp phải không bị tranh chấp, thu hồi, giải tỏa hay kê biên.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập ổn định như sao kê lương, hợp đồng lao động, hóa đơn bán hàng, giấy phép kinh doanh… Thu nhập phải đủ để trả nợ và chi tiêu sinh hoạt.
  • Giấy tờ chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi như hợp đồng mua bán hàng hóa, bất động sản, giấy phép xây dựng, hợp đồng thi công… Phương án sử dụng vốn phải phù hợp với pháp luật và không vi phạm quy định của ngân hàng.
  • Bản sao thông tin nợ xấu từ trung tâm CIC và cần giải thích nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, kèm theo cách đã xử lý nợ xấu.

Những địa chỉ hỗ trợ nhóm khách hàng nợ xấu vay thế chấp

Dưới đây, là một số địa chị đang hỗ trợ nhóm khách hàng nợ xấu vay thế chấp, bạn có thể tham khảo và lựa chọn được đơn vị phù hợp nhất.

Ngân hàng OCB

Ngân hàng OCB có hỗ trợ cho vay nợ xấu, nhưng ở mức khá hạn chế để giảm thiểu các rủi ro đến mức thấp nhất về khoản vay tín dụng.

Ngân hàng OCB có hỗ trợ cho vay nợ xấu
Ngân hàng OCB có hỗ trợ cho vay nợ xấu
  • Nếu khách hàng bị nợ xấu thuộc nhóm 1 nhưng việc tất toán chậm không thường xuyên. Sẽ được ngân hàng Sacombank tạo điều kiện vay vốn lên đến 50 triệu đồng với kỳ hạn từ 1 – 3 năm.
  • Còn khách hàng bị nợ xấu thuộc nhóm 2 trở lên và có dấu hiệu chậm tất toán liên tục. Thường ngân hàng Sacombank sẽ từ chối hồ sơ vay vốn.
  • Link tham khảo: https://ocb.com.vn/vi/ca-nhan 

Ngân hàng Sacombank

Ngân hàng Sacombank hiện đang cung cấp một số dịch vụ vay và hỗ trợ tài chính cho khách hàng, bao gồm cả dịch vụ tài chính hỗ trợ nợ xấu. Tuy nhiên, điều kiện và quá trình xét duyệt hồ sơ sẽ rất khắt khe.

  • Nếu khách hàng bị nợ xấu thuộc nhóm 1 nhưng việc tất toán chậm không thường xuyên. Sẽ được ngân hàng Sacombank tạo điều kiện vay vốn.
  • Còn khách hàng bị nợ xấu thuộc nhóm 2 trở lên và có dấu hiệu chậm tất toán liên tục. Thường ngân hàng Sacombank sẽ từ chối hồ sơ vay vốn.
  • Link tham khảo: https://www.sacombank.com.vn/ 

Ngân hàng Kiên Long Bank

Ngân hàng Kiên Long Bank vẫn hỗ trợ cho khách hàng bị nợ xấu vay tiền. Tuy nhiên, quá trình thẩm định hồ sơ sẽ khắt khe hơn và khoản vay cũng bị hạn chế.

  • Nếu khách hàng bị nợ xấu thuộc nhóm 1 sẽ được Kiên Long Bank tạo điều kiện vay vốn.
  • Còn khách hàng bị nợ xấu thuộc nhóm 2 trở lên thông thường ngân hàng Kiên Long Bank sẽ từ chối hồ sơ vay vốn.
  • Link tham khảo: https://kienlongbank.com/ 

Doctor Đồng

Doctor Dong là giải pháp app vay tiền hỗ trợ nợ xấu được nhiều khách hàng tin tưởng, vì Doctor Dong là cầu nối giữa khách hàng và các tổ chức tài chính/đơn vị cho vay uy tín hàng đầu. 

  • Nếu khách hàng bị nợ xấu thuộc nhóm 1 – nhóm 2 sẽ được Doctor Dong tạo điều kiện vay vốn lên đến 10 triệu đồng.
  • Còn khách hàng bị nợ xấu thuộc nhóm 3 trở lên thông thường ngân hàng Doctor Dong sẽ từ chối hồ sơ vay vốn.
  • Link tham khảo: tại đây.

FE Credit

Công ty tài chính FE Credit đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với những khách hàng có nợ xấu, nợ chú ý như:

Công ty tài chính FE Credit đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với những khách hàng có nợ xấu
Công ty tài chính FE Credit đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với những khách hàng có nợ xấu
  • Nếu khách hàng bị nợ xấu thuộc nhóm 1 nhưng việc tất toán chậm không thường xuyên. Sẽ được công ty Fe Credit tạo điều kiện vay vốn.
  • Còn khách hàng bị nợ xấu thuộc nhóm 2 trở lên và có dấu hiệu chậm tất toán liên tục. Thường công ty Fe Credit sẽ từ chối hồ sơ vay vốn.
  • Link tham khảo: https://fecredit.com.vn/ 

MC Credit

Công ty MC Credit cũng đang hỗ trợ khách hàng bị nợ xấu, có thể kể đến như:

  • Với nợ xấu nhóm 1 sẽ được công ty MC Credit xem xét đăng ký vay vốn, nhưng điều kiện vay sẽ khắt khe hơn.
  • Với nợ xấu từ nhóm 2 trở lên công ty MC Credit sẽ từ chối hỗ trợ các hồ sơ đăng ký vay vốn 
  • Link đăng ký: https://mcredit.com.vn/ 

Một vài những lưu ý với những khách hàng có nợ xấu khi vay thế chấp ngân hàng

Những lưu ý với những khách hàng có nợ xấu khi vay thế chấp ngân hàng, cụ thể là:

Các lưu ý với những khách hàng có nợ xấu khi vay thế chấp ngân hàng
Các lưu ý với những khách hàng có nợ xấu khi vay thế chấp ngân hàng
  • Xác định rõ điều kiện và nhu cầu của bản thân: Khách hàng cần cân nhắc kỹ về thu nhập, số tiền vay, thời hạn vay và khả năng trả nợ để tránh rủi ro và áp lực tài chính.
  • Đọc kỹ hợp đồng: Khách hàng cần kiểm tra lại thông tin trên hợp đồng, đặc biệt là lãi suất, phí dịch vụ, điều khoản và quyền lợi của mình. Nếu có thắc mắc hay nghi vấn, cần hỏi lại nhân viên ngân hàng để được giải thích rõ ràng.
  • Lựa chọn ngân hàng và dịch vụ phù hợp: Khách hàng cần tìm hiểu kỹ các chính sách và ưu đãi của các ngân hàng khác nhau để chọn được ngân hàng và dịch vụ vay thế chấp phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của mình.
  • Kiểm tra lại số tiền được giải ngân: Khách hàng cần kiểm tra lại số tiền được giải ngân có đúng như đã thỏa thuận hay không, có đạt chất lượng lưu hành hay không. Nếu giải ngân qua tài khoản, cần kiểm tra tài khoản đã được ghi có chưa.
  • Có kế hoạch trả nợ rõ ràng: Khách hàng cần có kế hoạch trả nợ rõ ràng và tuân thủ đúng thời hạn để tránh phải chịu phạt trả trễ hay trả trước hạn. Nếu có khó khăn trong việc trả nợ, cần liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.

Giải đáp những câu hỏi thường gặp

Dưới đây, là một câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về nợ xấu có vay thế chấp được không?

Một số câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi thường gặp

Có thể xóa được nợ xấu không?

CÓ, tuy nhiên thời gian để xóa nợ xấu khá dài, cụ thể

  • Với nhóm 1, 2 sẽ mất 12 tháng kể từ ngày thanh toán dư nợ.
  • Với nhóm 3, 4, 5 sẽ mất 3 – 5 tháng kể từ ngày thanh toán dư nợ.

Khách hàng có nợ xấu vay tín chấp thì có được vay thế chấp không?

KHÔNG, đa số các ngân hàng/tổ chức tài chính sẽ không chấp thuận cho vay thế chấp nếu khách hàng có nợ xấu do vay tín chấp hoặc thế chấp. Tuy nhiên, nếu khách hàng có tài sản dư thì vẫn có thể vay sổ đỏ hoặc sổ hồng tại ngân hàng.

Hạn mức của nhóm khách hàng có nợ xấu được vay là bao nhiêu?

Chưa quy định cụ thể về việc cho vay với khách hàng có nợ xấu. Hạn mức cho vay của ngân hàng/tổ chức tài chính sẽ tùy theo từng ngân hàng/tổ chức tài chính cung cấp và tùy thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng.

Vì vậy, bạn có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng/tổ chức tài chính để biết thêm thông tin chi tiết.

Bị vướng phải nợ xấu là điều không ai mong muốn, mong răng qua những chia sẻ ở trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời “Nợ xấu có vay thế chấp được không” rồi chứ. Nếu không may bị nợ xấu thì hãy cố gắng thu xếp tài chính để trả nợ trong thời gian sớm nhất nhé.