Thông Tin Các Gói Vay Tín Chấp Doanh Nghiệp Hiện Nay

0

Trong khoảng thời gian ngắn trở lại đây, vay tín chấp doanh nghiệp đã trở nên khá phổ biến. Nhưng cũng còn rất nhiều thông tin mà doanh nghiệp chưa nắm chắc. Vì vậy, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin khái quát nhất. 

Thế nào là khoản vay tín chấp doanh nghiệp?

Khoản vay tín chấp doanh nghiệp là hình thức vay vốn mà doanh nghiệp không cần phải thế chấp bằng tài sản. Khoản vay tín chấp này sẽ được doanh nghiệp thanh toán theo như hợp đồng quy định.

Các doanh nghiệp có nhu cầu vay thì sẽ cần cung cấp thông tin để ngân hàng thẩm định. Dựa vào đó để đánh giá khả năng cho vay tín chấp của doanh nghiệp. Khoản vay này có lãi suất cao hơn do có sự rủi ro lớn trong vấn đề thanh toán. 

Thế nào là khoản vay tín chấp doanh nghiệp?
Thế nào là khoản vay tín chấp doanh nghiệp?

Các hình thức vay tín chấp doanh nghiệp

Vay tín chấp doanh nghiệp là hình thức vay tiền mà không cần phải thế chấp tài sản bảo đảm. Dưới đây là các hình thức vay tín chấp doanh nghiệp để bạn có thể tham khảo: 

  • Vay tín chấp doanh nghiệp đầu tư, mở rộng: Áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong thời gian ngắn. Hiện tại chưa có nhiều tài sản đảm bảo. 
  • Vay tín chấp doanh nghiệp tái đầu tư: Là hình thức vay mà doanh nghiệp sẽ dùng tiền để mở rộng quy mô. Hình thức vay tiền này thường lãi suất sẽ được cố định hoặc có thể thay đổi theo thời gian.
Các hình thức vay tín chấp doanh nghiệp
Các hình thức vay tín chấp doanh nghiệp

Vai trò, ý nghĩa của khoản vay tín chấp doanh nghiệp

Dưới đây là một số vai trò và ý nghĩa chính của khoản vay tín chấp này. 

  • Hỗ trợ tài chính: Khoản vay này giúp công ty có thêm vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. 
  • Đầu tư phát triển: Vay vốn khởi nghiệp hoặc công ty muốn mở rộng quy mô, đầu tư thêm cho hoạt động phát triển. Khi họ vay vốn như vậy, có thể nhanh chóng mở mới, nâng cấp hệ thống. 
Vai trò, ý nghĩa của khoản vay tín chấp doanh nghiệp
Vai trò, ý nghĩa của khoản vay tín chấp doanh nghiệp

Ưu điểm và hạn chế của vay tín chấp doanh nghiệp

Bất kể một hình thức vay vốn nào cũng sẽ có những ưu điểm và hạn chế. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cho bạn theo từng khía cạnh: 

Lợi ích

Có nhiều lợi ích khi vay tín chấp doanh nghiệp, cụ thể đó là: 

  • Không yêu cầu có tài sản thế chấp: Với hình thức vay này, những công ty chưa có nhiều tài sản cũng có thể vay vốn. Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của những công ty mới. 
  • Thủ tục nhanh gọn: Hồ sơ của doanh nghiệp được ưu tiên xử lý, kết quả trả về nhanh. 

Rủi ro

Ngoài những lợi ích kể trên, hình thức vay này cũng có những rủi ro như:

  • Khi vay tín chấp doanh nghiệp phải trả lãi trực tiếp theo hàng tháng. Nếu không nhớ ngày thành toán sẽ bị ảnh hưởng đến điểm tín dụng. 
  • Lãi suất tín chấp mà cao, thì đồng thời bạn sẽ phải trả một khoản tiền hàng tháng khá lớn. 
Ưu điểm và hạn chế của vay tín chấp doanh nghiệp
Ưu điểm và hạn chế của vay tín chấp doanh nghiệp

Điều kiện vay tín chấp doanh nghiệp

Để được vay tín chấp doanh nghiệp, mỗi công ty tài chính sẽ có những quy định khác nhau. Nhưng cũng có một vài điều kiện chung đó là:

  • Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định: Tổ chức tín dụng sẽ đánh giá tính ổn định của doanh nghiệp. 
  • Có khả năng thanh toán: Doanh nghiệp cần phải cam kết thanh toán đúng hạn. Trong trường hợp không thanh toán được, sẽ phải chịu thêm mức phí thanh toán theo quy định. 
Điều kiện vay tín chấp doanh nghiệp
Điều kiện vay tín chấp doanh nghiệp

Thủ tục, hồ sơ vay tín chấp doanh nghiệp

Bên dưới là những thủ tục và hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để có thể vay tín chấp:

  • Chuẩn bị giấy tờ: Doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ. Bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động, báo cáo tài chính. 
  • Điền đơn vay vốn: Doanh nghiệp sẽ được công ty tài chính cấp cho mẫu giấy vay vốn. 
Thủ tục, hồ sơ vay tín chấp doanh nghiệp
Thủ tục, hồ sơ vay tín chấp doanh nghiệp

Đặc điểm khoản vay tín chấp doanh nghiệp

Mức lãi suất

Phần lãi suất khi vay tín chấp doanh nghiệp khá cao, sẽ có sự chênh lệch giữa các ngân hàng. Trung bình sẽ dao động từ 10-24%/ 1 năm. Đối với hình thức vay này, do không có tài sản thế chấp nên lãi sẽ cao hơn. 

Hạn mức

Hạn mức vay giữa các công ty tài chính khác nhau sẽ khác nhau. Nếu công ty của bạn chứng minh được năng lực, khả năng thanh toán thì được vay nhiều hơn. Trong đó, số tiền nhiều nhất công ty có thể nhận được sẽ bằng 80-90% tài sản dự kiến. 

Đặc điểm khoản vay tín chấp doanh nghiệp
Đặc điểm khoản vay tín chấp doanh nghiệp

Kỳ hạn

Hạn mức vay của doanh nghiệp hiện nay được ngân hàng hỗ trợ theo khoảng thời gian. Các doanh nghiệp có thể vay tín chấp doanh nghiệp từ 12, 18, 24,36, 48 tháng. Đối với hình thức vay này, doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với ngân hàng để có kỳ hạn vay phù hợp. 

Điều kiện thanh toán

Trong mỗi gói vay sẽ quy định thời hạn thanh toán cố định. Khách hàng trước khi vay nên đọc kỹ điều khoản này trong hợp đồng. Nếu không làm rõ phần này, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ gặp phải nhiều bất lợi. 

Vay tín chấp doanh nghiệp bằng cách nào?

Đối với hình thức vay tín chấp doanh nghiệp, khách hàng có thể chọn lựa một trong hai cách sau. 

Vay Online

Các doanh nghiệp làm theo hướng dẫn sau đây để có thể vay tín chấp online thành công. 

  • Bước 1: Doanh nghiệp tự mở tài khoản của ngân hàng, làm theo hướng dẫn được đưa ra. 
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn.
  • Bước 3: Lựa chọn gói vay phù hợp, kê khai thông tin và đợi hệ thống phê duyệt hồ sơ. 
  • Bước 4: Đợi hệ thống duyệt và nhận tiền. 

Vay trực tiếp

Hình thức vay trực tiếp yêu cầu các doanh nghiệp cần có thời gian đến văn phòng giao dịch. 

  • Bước 1: Đại diện của công ty sẽ đến văn phòng giao dịch của ngân hàng. 
  • Bước 2:  Tìm tới nhân viên và trình bày nhu cầu vay vốn của công ty. 
  • Bước 3: Nhân viên của ngân hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp để kê khai hồ sơ. 
  • Bước 4: Đợi hồ sơ được phê duyệt, tiền sẽ được chuyển về tài khoản của công ty. 
Vay tín chấp doanh nghiệp bằng cách nào?
Vay tín chấp doanh nghiệp bằng cách nào?

Danh sách những đơn vị cho vay tín chấp doanh nghiệp uy tín

Bên dưới là top những đơn vị cho vay tín chấp uy tín nhất hiện nay. Các quý doanh nghiệp có thể tham khảo gợi ý này: 

Mcredit

  • Hạn mức: Hỗ trợ vay lên đến 50% giá trị tài sản. 
  • Lãi suất: 28 – 37%/ năm.
  • Điều kiện: Doanh nghiệp chứng minh được tài chính.
  • Thời gian vay vốn: nửa năm đến 3 năm. 
  • Ưu điểm: Hồ sơ vay vốn đơn giản. 
  • Link vay vốn: tại đây.

HD Saison

  • Hạn mức: Hạn mức vay lên tới 100 triệu VND.
  • Lãi suất: 1,49%%/ tháng
  • Điều kiện: Khách hàng đứng ra vay là công dân Việt Nam, từ 19 đến 70 tuổi. 
  • Thời gian vay vốn: 6 tháng đến 3 năm. 
  • Ưu điểm: Thủ tục nhanh gọn.
  • Link vay vốn: https://www.hdsaison.com.vn/vn/thu-tuc-vay.html

Shinhan Finance

  • Hạn mức: Tối đa 300 triệu VND.
  • Lãi suất: Từ 18%/năm
  • Điều kiện: Doanh nghiệp đã hoạt động tương đối ổn định. 
  • Thời gian vay vốn: Tối đa 48 tháng. 
  • Ưu điểm: Thời hạn vay tín chấp Shinhan giải ngân lên tới 4 năm. 
  • Link vay vốn: tại đây.

Sacombank

OCB

  • Hạn mức: Từ 100 triệu đến 3 tỷ VND.
  • Lãi suất: 20.4-21%%/năm
  • Điều kiện: Doanh nghiệp cần có phương án sử dụng vốn. 
  • Thời gian vay vốn: Vay được tối đa 60 tháng. 
  • Ưu điểm: Có thể đăng ký online. 
  • Link vay vốn: https://www.ocb.com.vn/vi/doanh-nghiep/tin-dung
Những đơn vị cho vay tín chấp doanh nghiệp uy tín
Những đơn vị cho vay tín chấp doanh nghiệp uy tín

ACB

Techcombank

MSB

  • Hạn mức: Cho vay tối đa 10 tỷ VND. 
  • Lãi suất: Từ 7.99%/năm.
  • Điều kiện: Doanh nghiệp đang hoạt động tốt, chứng minh được năng lực tài chính. 
  • Thời gian vay vốn: Kéo dài lên đến 60 tháng. 
  • Ưu điểm: Hỗ trợ vay trong khoảng thời gian dài, với mức lãi suất ngân hàng MSB tốt. 
  • Link vay vốn: https://www.msb.com.vn/vi/doanh-nghiep.

Chailease

Validus

  • Hạn mức: Vay tối đa lên đến 10 tỷ VND. 
  • Lãi suất: 1.3%/ 1 tháng
  • Điều kiện: Doanh nghiệp thành lập tối thiểu 5 năm. 
  • Thời gian vay vốn: Tối thiểu 30 ngày, tối đa 03 năm. 
  • Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, không yêu cầu tài sản đảm bảo
  • Link vay vốn: https://validus.vn/tai-tro-doanh-nghiep/

Những băn khoăn thường gặp

Chúng tôi sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp giải đáp một vài câu hỏi sau đây: 

Sự khác nhau vay tín chấp và vay thế chấp doanh nghiệp

Dưới đây là so sánh khác biệt của hai hình thức vay tiền này: 

Đặc điểm so sánh Vay tín chấp Vay thế chấp
Tài sản đảm bảo Không cần Bắt buộc phải có
Lãi suất vay Lãi suất cao Lãi suất ưu đãi hơn
Điều kiện vay Hỗ trợ nhiều đối tượng doanh nghiệp Điều kiện vay nghiêm ngặt
Thời gian xét duyệt Xét hồ sơ nhanh trong khoảng 02 ngày làm việc Thời gian cần nhiều do ngân hàng cần phải định giá tài sản
Mục đích sử dụng nguồn vốn Ngân hàng không can thiệp Ngân hàng có sự can thiệp sâu về mục đích sử dụng tiền vốn

Công thức tính lãi suất vay tín chấp doanh nghiệp

Mỗi công ty tài chính sẽ có một công thức tính lãi suất riêng. Dưới đây là công thức phổ biến, được nhiều công ty áp dụng nhất: 

Lãi suất hàng tháng = (Khoản vay x Lãi suất hàng năm) / (Số tháng vay)

Trong đó: 

  • Khoản vay: Số tiền vay.
  • Lãi suất hàng năm: Tỷ lệ lãi suất được tính trên cơ sở hàng năm và được quy định bởi tổ chức tín dụng.
  • Số tháng vay: Số tháng vay khoản vay.
Những băn khoăn thường gặp
Những băn khoăn thường gặp

18 tuổi có vay tín chấp doanh nghiệp được không?

Nếu bạn đang 18 tuổi, có nhu cầu vay cho doanh nghiệp cần chứng minh được năng lực tài chính. Ngoài ra, ngân hàng cũng tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn rồi mới đưa ra quyết định cho vay. 

Vay tín chấp doanh nghiệp có an toàn không?

Hiện nay, các tổ chức cho vay tiền đều là các công ty tài chính lớn. Bởi vậy vay tín chấp doanh nghiệp là hoàn toàn an toàn. Công ty có thể yên tâm tuyệt đối. 

Những lưu ý khi doanh nghiệp muốn vay thế chấp

Khi vay tín chấp doanh nghiệp, có những điều cần lưu ý sau đây: 

  • Doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc sử dụng khoản vay: Doanh nghiệp có thể sử dụng khoản vay để làm nhiều việc khác nhau. 
  • Doanh nghiệp bắt buộc phải không có các khoản nợ khác quá mức cho phép: Trường hợp doanh nghiệp hiện tại đang vay vốn ở một công ty khác, và vẫn tiếp tục vay. Cơ hội vay vốn sẽ bị giảm xuống rất nhiều lần.

Rất nhiều công ty chọn hình thức vay tín chấp doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề về vốn. Thông qua bài viết, chúng tôi mong rằng đã hỗ trợ được doanh nghiệp hiểu hơn về khoản vay này.