Phí công chứng hợp đồng thế chấp là tiêu chí quan trọng mà các khách hàng khi thực hiện vay bằng tài sản đảm bảo. Do đó, nhằm giúp khách hàng tìm hiểu sâu hơn về loại phí này thì bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết mới nhất liên quan đến chúng dưới đây.
Thế nào là phí công chứng hợp đồng thế chấp?
Phí công chứng hợp đồng thế chấp là khoản tiền mà các cơ quan có thẩm quyền hoặc các Văn phòng công chứng sẽ thực hiện thu khi các khách hàng yêu cầu thực hiện việc xác thực tính hợp pháp của hợp đồng thế chấp bằng văn bản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Những quy định về biểu phí công chứng hợp đồng hợp đồng thế chấp
Việc thực hiện thế chấp cũng như đóng các mức phí công chứng hợp đồng thế chấp cũng được dựa trên những điều khoản liên quan được pháp luật quy định cụ thể là:
- Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định các loại hợp đồng thế chấp phải được công chứng hoặc chứng thực.
- Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định công chứng hợp đồng thế chấp là việc chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng bằng văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Điều 66 Luật công chứng 2014 quy định về khái niệm cũng như yêu cầu về phí công chứng đối với người đi công chứng.
- Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức phí công chứng được thu tương ứng với loại tài sản và giá trị tài sản thế chấp của bạn.
STT | Loại hợp đồng, giao dịch | Căn cứ tính |
1 | Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất | Tính trên giá trị quyền sử dụng đất |
2 | Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất | Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất |
3 | Hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác | Tính trên giá trị tài sản |
4 | Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản | Tính trên giá trị tài sản |
5 | Hợp đồng vay tiền | Tính trên giá trị khoản vay |
6 | Hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản | Tính trên giá trị tài sản.
Lưu ý: Trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay |
7 | Hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh | Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
Phí công chứng hợp đồng thế chấp khoảng bao nhiêu?
Để giúp bạn có thể hiểu và biết được các mức phí công chứng tương ứng với tài sản thế chấp của mình thì bài viết có cập nhật và tổng hợp các mức phí công chứng mới nhất để bạn tham khảo dưới đây:
- Mức phí công chứng hợp đồng được xác định theo giá trị tài sản thế chấp
STT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch | Mức thu
(đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 50 nghìn |
2 | Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 100 nghìn |
3 | Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
5 | Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
6 | Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
7 | Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. |
8 | Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
- Mức phí công chứng đối với hợp đồng thế chấp không theo giá trị tài sản hoặc giá trị của hợp đồng.
STT | Loại việc | Mức thu
(đồng/trường hợp) |
1 | Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp | 40 nghìn |
2 | Công chứng hợp đồng bảo lãnh | 100 nghìn |
3 | Công chứng hợp đồng ủy quyền | 50 nghìn |
4 | Công chứng giấy ủy quyền | 20 nghìn |
5 | Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) | 40 nghìn |
6 | Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch | 25 nghìn |
7 | Công chứng di chúc | 50 nghìn |
8 | Công chứng văn bản từ chối nhận di sản | 20 nghìn |
9 | Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác | 40 nghìn |
- Một số mức phí khác trong quá trình công chứng hợp đồng thế chấp
- Phí cấp bản sao văn bản công chứng: 5 nghìn đồng/trang ( nếu từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang tính 3 nghìn đồng và tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản).
- Phí công chứng bản dịch hợp đồng: 10 nghìn đồng/trang dành cho bản dịch thứ nhất (Nếu từ bản dịch thứ 2 trở lên thì sẽ tính 5 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất và trang thứ 2. Từ trang thứ 3 trở lên sẽ tính 3 nghìn đồng/trang và tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản).
Hướng dẫn tính phí công chứng hợp đồng thế chấp
Nhằm giúp bạn có thể tự mình tính toán được mức phí công chứng cần thiết phải chi trả cho hợp đồng vay thế chấp của mình thì bài viết có gửi đến bạn tham khảo công thức tính phí được bài viết đề cập dưới đây:
Giá trị quyền sử dụng đất được tính phí công chứng = Diện tích đất được ghi trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất * Giá đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Ví dụ minh họa: Bạn thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất của mình với diện tích theo sổ đỏ là 1.000 mét vuông và giá đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là 5 triệu/ mét vuông. Khi này mức phí công chứng mà bạn cần thanh toán cho hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của mình là:
Giá trị được tính phí công chứng = Diện tích đất được ghi trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất * Giá đất do cơ quan nhà nước quy định.
=> Giá trị quyền sử dụng đất được tính phí công chứng = 1.000 * 5 triệu = 5 tỷ đồng.
Áp dụng tương ứng với mức phí công chứng trên ta được:
Mức phí công chứng cần phải thanh toán cho hợp đồng thế chấp
= 2,2 triệu đồng + 0,05%*5 tỷ đồng = 4,7 triệu đồng
Có nên vay ở nơi có phí công chứng hợp đồng thế chấp cao không?
Phí công chứng hợp đồng thế chấp sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp của bạn, cơ quan có thẩm quyền thực hiện công chứng cũng như quy định của pháp luật. Do đó, nếu tài sản thế chấp của bạn càng có giá trị thì mức phí công chứng hợp đồng thế chấp sẽ càng cao.
Vì vậy tùy vào nhu cầu về hạn mức vay cũng như tài sản thế chấp mà bạn phải thanh toán mức phí thế chấp. Vậy nên, điều này không liên quan đến nơi có phí công chứng cao hay thấp để bạn đưa ra lựa chọn vay vốn nhé.
Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan liên quan đến phí công chứng hợp đồng thế chấp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn tham khảo. Mong rằng với những thông tin chi tiết và tổng quan được cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu và biết cách thực hiện khi có nhu cầu nhé.